( ¯`·.º-:¦:- Vietnamese Kikyou Fan Community -:¦:-º.·´¯)
Welcome To Vietnamese Kikyou Fan Community

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Logo-KikFC
( ¯`·.º-:¦:- Vietnamese Kikyou Fan Community -:¦:-º.·´¯)
Welcome To Vietnamese Kikyou Fan Community

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Logo-KikFC
( ¯`·.º-:¦:- Vietnamese Kikyou Fan Community -:¦:-º.·´¯)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  HomeHome  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

Share | 
 

 Văn hoá Thần học Nhật Bản

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2
Tác giảThông điệp
LoveBaby Rjn
FC's Friend
LoveBaby Rjn


▌Mảnh ngọc : 657
▌Location : Balamb Garden
▌Thanks : 0
▌Registration date : 08/02/2008

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn hoá Thần học Nhật Bản   Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 EmptyTue Nov 18, 2008 1:12 am

神道


Thần Đạo - Shinto (Shin: thần, to: đạo) là tín ngưỡng và tôn giáo của dân tộc Nhật Bản.


Shinto xuất hiện từ thời kì xa xưa của Nhật Bản nhưng lại phát triển khá chậm. Các nghi lễ thờ cúng trong Shinto được thực hiện trong hang đá hoặc những địa điểm linh thiêng, và hầu như không có tên gọi. Thần linh được gọi chung là kami và nữ thần là megami. Shinto thờ rất nhiều thần, có đến 8 triệu thánh thần tất cả. Đa phần các kami
đều liên quan đến thiên nhiên như linh hồn của đất, trời như mặt trời,
mặt trăng, cây cỏ, hoa lá… Ngay cả đá, núi hay các động vật như cáo,
gấu… và linh hồn của người quá cố cũng được xem là kami. Những kami trú ngụ ở tầng cao nhất trên thiên đàng gọi là takama-ga-hara và chỉ rời khỏi đó khi được mời xuống các đền thờ trong các nghi lễ.



Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Shinto%201




Izanagi và Izanami tạo nên nước Nhật


Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Shinto%202




Susa-no-O(thần biển) diệt rồng Orochi


Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Shinto%203




Amaterasu (thần mặt trời) ra ngoài hang đá

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Shinto%204




Ame-no-Uzume (thần lễ hội và hạnh phúc)

Shinto sau này chịu ảnh hưởng rất lớn của Phật giáo du nhập vào Nhật Bản từ thế kỉ thứ 6. Từ đó, có thể nói Shinto là sự tổng hợp hài hòa giữa tín ngưỡng cổ xưa của Nhật và Phật giáo.


Các lễ cưới thường được tổ chức ở các đền thờ Shinto.


Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Shinto%206




Một đám cưới theo kiểu cổ truyền

Đám ma thường tổ chức ở các chùa.


Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Shinto%207




Một đám ma thời xưa


Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Shinto%208




Đám ma thời hiện đại

Phần cốt yếu trong Shinto là sự “thanh khiết” và sự dung hợp hài hòa giữa con người, thiên nhiên và thần linh.


Người Nhật đã lấy chữ Kyo“Thanh” làm trọng yếu trong quan niệm đạo đức của mình. “Thanh”
là trong sạch – trong sạch cả về thể xác lẫn tâm hồn. Quan niệm này về
sau đã trở thành quy tắc nền tảng trong đạo đức của Thần đạo. Sự “Thanh khiết” có nghĩa là chân thành trong tình cảm và hành động.



Sự “thanh khiết”
đã dẫn đến những quy ước trong cách sinh sống, sinh hoạt và tâm linh
của người dân Nhật Bản. Họ yêu thiên nhiên, yêu sự giản dị và trong
sạch đúng với tinh thần của Shinto là phải giữ cho tâm hồn được thanh tịnh và không làm phương hại tới sự hài hòa của tự nhiên.





Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Shinto%2010


Sạch sẽ và giản dị từ trong nhà

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Shinto%2011

Ra đến ngoài phố (Kyoto)


Theo quan niệm về “Thần” của người Nhật cổ thì kami
có trong thiên nhiên, trong thế giới loài người và trong cả vũ trụ.
Thần – Thiên nhiên – Con người có mối quan hệ mật thiết với nhau và tạo
nên một thể thống nhất. Đó là một sự dung hợp bắt nguồn từ những tư
tưởng có trong Shinto.



Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Shinto%2012


Các thầy tế của thần đạo Shinto

Trong thế giới Shinto tất cả muôn thú, cả cây cỏ lẫn đất đá,… đều có linh hồn, đều có sự hiện hữu các thần linh. Thế giới của kami không phải là âm thế, tách biệt hẳn với cõi nhân gian. Các kami
luôn hợp nhất với mỗi người. Vì vậy con người không cần phải đi tìm sự
cứu rỗi ở thế giới bên kia hoặc ở bất cứ đâu khác cả, chỉ cần hoà hợp
với các kami trong cuộc sống thường nhật là tự khắc sẽ được cứu rỗi trong hiện tại và sau cái chết. Mối quan hệ giữa các kami
và con người ở đây giống như mối quan hệ giữa con cháu với cha mẹ và
ông bà tổ tiên. Những nơi mà con người đến để gặp gỡ thần linh đó là
những đền thờ Shinto.



Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Shinto%2013




Từ thủa ban sơ những đền Shinto đều đã được đặt giữa thiên nhiên tạo nên sự giản dị, thanh khiết và hòa hợp với tự nhiên cũng như với các thần linh.


Những ngôi đền ở Nhật trong khung cảnh thiên nhiên:


Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Shinto%2014

Đền Fuji Sengen ở chân núi Fuji trong sắc đỏ rực rỡ của mùa thu


Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Shinto%2016


Cổng Torii ở Izushi

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Shinto%2018
Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Shinto%2017


Torii nổi bật sắc đỏ trên nền tuyết trắng


Tính chất giản dị và tự nhiên của nó được xem là khuynh hướng chủ yếu trong cảm hứng thẩm mỹ của người Nhật. Người Nhật tôn thờ kami như thiên nhiên và tôn thờ thiên nhiên như kami.

WebJP
Về Đầu Trang Go down
LoveBaby Rjn
FC's Friend
LoveBaby Rjn


▌Mảnh ngọc : 657
▌Location : Balamb Garden
▌Thanks : 0
▌Registration date : 08/02/2008

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn hoá Thần học Nhật Bản   Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 EmptyTue Nov 18, 2008 1:15 am

Ảnh hưởng của Shinto đến kiến trúc Nhật Bản

Kiến trúc của sự thanh khiết và hòa hợp




Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Archi%201



Những quan điểm trọng yếu của kiến trúc Nhật Bản đó là:


"Gắn vào" thiên
nhiên, nằm trong trật tự của thiên nhiên hay làm tôn thêm thiên nhiên,
đó là những mục tiêu mà ngôi nhà, ngôi đền hay chùa Nhật Bản phải đạt
được.



Ichi mời mọi người xem qua 1 số nhà vườn Nhật:


Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Archi%202


Một căn nhà nhỏ ẩn trong màu xanh của thiên nhiên, cây cỏ


Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Archi%203


Một góc của khu vườn – cân đối giữa cao và thấp


Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Archi%204


Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Archi%205


Có sơn, có thủy, vừa đẹp vừa mang lại cảm giác thư thái


Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Archi%206


Đến mùa thu, những khu vườn này cũng được nhuộm đủ màu sắc rực rỡ của thiên nhiên




Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Archi%207


Khu vườn rộng với một chiếc đèn đá nhỏ - rất đặc trưng của vườn Nhật Bản


"Hướng" một ngôi nhà về phía nam (hay đông nam)
là đón nhận ánh sáng từ thiên đỉnh, đấy là nguồn hơi ấm và lửa, biểu
tượng của sự sống và sự hủy diệt. Biểu tượng của ánh sáng là nguồn hồi
sinh vô tận, ngôi nhà phải tắm mình trong cái khí của Mặt trời. Điều đó
biểu hiện sự tôn sùng đối với thần linh tổ tiên của họ thần Mặt Trời.



Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Archi%208


Ngôi đền hướng Nam


Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Archi%209


Đền nổi Itsukushima


Không
những thế, người Nhật Bản cổ xưa muốn thông qua kiến trúc tìm một bình
đồ để tâm linh của họ có thể liên kết với các đấng thần linh, để cho
hơi thở của thần linh tràn ngập trong những ngôi nhà, để cho cuộc sống
trần tục được thần linh bảo hộ và đẩy lùi mọi tai ương trước khi trở về
với các kami thông qua cái chết.



Và bình đồ theo trục thẳng đứng hướng lên Trời được tôn thờ, nó thể hiện mối liên hệ giữa TrờiĐất đã được thiết lập. Đó cũng chính là mối quan hệ giữa Con người - Thiên nhiên - Thần linh trong tư tưởng Thần đạo.


Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Archi%2010


Đây là ngôi Đền Vàng (Kinkaku-ji) nổi tiếng của Nhật Bản. Nó thể hiện rõ nét 2 quan điểm trọng yếu “gắn vào”“hướng”. Ngoài ra nó còn thể hiện bình đồ theo thẳng đứng hướng lên trên trông qua cấu trúc thân và mái đền.


Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Archi%2011


Đền Toji ở Kyoto – thể hiện rõ bình đồ theo trục thẳng đứng


Với Thần đạo không có một vật gì mà lại ngăn cách với thế giới trần tục. Các kami cư ngụ ở một thế giới riêng. Thế giới thứ nhất ở trên trời và đầy ánh sáng, gồm những thần linh khởi nguyên. Những kami cai quản mọi linh hồn của các sinh vật sống dưới trần thế tối tăm. Mối dây liên hệ giữa hai "thế giới"
đó là những ngọn núi cao, những cây lớn và mọi vật thể thẳng đứng giống
như cái cây, chẳng hạn như cây cột chính của một ngôi đền hay một ngôi
nhà. Để chỉ rõ tính chất thiêng liêng của những vật trung gian giữa
thần và người đó, người ta đánh dấu bằng một biểu trưng hay buộc quanh
một sợi dây tỏ ý kiêng kỵ. Loại dây linh thiêng này được gọi là Shimenawa, mà trong bài về Kodama tháng trước, Ichi đã giới thiệu cho các bạn rồi đó.



Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Archi%2012


Dây Shimenawa trên cây tuyết tùng khổng lồ tại điện Yuki


Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Archi%2013


Dây Shimenawa trước đền thờ ở Kumano


Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Archi%2014


Dây Shimenawa trên đá – chính là mối liên hệ với thần đá


Trên đỉnh nấm mồ của những hoàng đế Nhật Bản đầu tiên cũng được cắm cọc để thể hiện mối liên hệ đó.


Ngoài ra việc phá hủy và dựng lại thường xuyên những ngôi đền Shinto
gắn với ý nghĩa biểu tượng của trục đó, được quan niệm trong ý nghĩa
lưỡng phân giữa Sống - Chết. Đấy là bản chất hồi sinh thường xuyên theo
mùa, là vòng luân hồi của linh hồn Phật giáo, như truyền thuyết giải
thích sự lớn lên của đứa con bằng sự giảm thiểu từ từ hoạt động của
người cha, việc dựng lại ngôi đền thuộc vào chu kỳ lớn khiến cho nó bảo
tồn được sự tinh khiết. Ngôi đền cũ bị tháo dỡ hoàn toàn được dùng làm
bùa thiêng, còn ngôi đền mới được hồi sinh càng thêm tinh khiết.



Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Archi%2015


Cầu nguyện trước đền


Alien
Về Đầu Trang Go down
LoveBaby Rjn
FC's Friend
LoveBaby Rjn


▌Mảnh ngọc : 657
▌Location : Balamb Garden
▌Thanks : 0
▌Registration date : 08/02/2008

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn hoá Thần học Nhật Bản   Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 EmptyTue Nov 18, 2008 1:25 am

達磨

"Thất bại không phải là vấp ngã mà là cứ nằm lì sau khi ngã" (trích dẫn của M.A.Carrera)


Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Daruma%20%286%29




Đây là Engimono (biểu tượng may mắn) phổ biến thứ 2 ở Nhật, sau Maneki Neko. Daruma là tên được phiên âm từ chữ Dharma,
là một con búp bê làm từ giấy bồi không có tay chân, có râu và ria,
trọng tâm nằm ở dưới đế nên không bao giờ bị ngã, người Việt mình hay
gọi loại búp bê này là lật đật. Nó được làm mô phỏng theo hình dáng
ngồi thiền của Bodhidharma - Bồ Đề Đạt Ma, người đã
sáng lập ra Thiền phái trong Phật giáo chính tông và mở rộng từ Trung
Quốc rồi phát triển đến Nhật Bản hiện đại.

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Daruma%20%2813%29


Năm 1697, chùa Daruma được dựng lên ở Takasaki, vị trụ trì có tên Shinetsu đã vẽ hình Bodhidarma ngồi thiền vào mỗi năm mới, đó được cho là khởi đầu của búp bê Daruma. Cuối thế kỷ 18, một người tên là Yamagata Goro đã tạo ra hình dáng ban đầu của búp bê Daruma theo ngoại hình của nhà sư Togaku, sau này ông đã dán giấy lên nó và thành Daruma như hiện nay. Vào thời Minh Trị, khi nghề nuôi tằm phát triển, Daruma
được dùng để cầu chúc cho một vụ mùa thu được nhiều sợi tơ tằm. Và đến
bây giờ, nó đã trở thành vật bất ly thân của những doanh nhân mong muốn
sự thành công và giàu có.

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Daruma

Vậy thì Daruma tượng trưng cho điều gì mà người ta lại coi trọng nó đến thế?



nó không bao giờ biết ngã là gì, cứ nằm xuống lại bật dậy, nên thông
điệp của nó là sự cống hiến hết mình và kiên trì theo đuổi mục tiêu.

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Daruma%20%288%29


Nếu bạn đặt ra một mục tiêu nào đó và quyết tâm thực hiện bằng được, hãy làm theo cách của người Nhật: vào chùa mua một con Daruma,
vừa đọc lời cầu ước vừa tô lên con mắt bên phải của nó, rồi đặt ở một
nơi thật trang trọng và dễ nhìn thấy nhất, để chứng tỏ bạn sẽ không từ
bỏ. Khi đã hoàn thành mục tiêu, bạn tô nốt lên con mắt bên trái, và
mang nó đến ngôi chùa trước đó bạn đến vào ngày cuối năm, “hoá vàng”
con Daruma để thần linh chứng giám cho sự quyết tâm của mình.


Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Daruma%20%283%29

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Daruma%20%284%29

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Daruma%20%285%29




Nhưng nếu bạn vẫn chưa xong? Không sao cả, bạn cứ việc đốt Daruma,
việc này sẽ giúp bạn thực hiện nguyện vọng hay mục tiêu của mình nhanh
hơn! Nnhưng mà nhớ là đốt Daruma giấy thôi nhé, chứ bằng chất liệu khác
thì không được đâu nha....vì tiếc lắm >_<

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Daruma%20%2811%29

Daruma giấy bồi


Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Daruma%20%2824%29

Daruma đá ^^


Không chỉ cá nhân mà từ các cửa hiệu, nhà hàng cho đến những doanh nghiệp, tổ chức ở Nhật cũng thường mua một con Daruma
vào đầu năm mới, vẽ cho nó một con mắt, rồi trong năm đó, nếu hoàn
thành mục tiêu đã đặt ra thì họ sẽ vẽ nốt con mắt còn lại. Những chính
trị gia cũng không khác là mấy, họ thường mua Daruma
vào đầu kỳ bầu cử, và tô mắt cho nó khi phát biểu trước toàn thể nhân
dân để chứng tỏ quyết tâm của mình. Nhưng từ những năm 1990, thói quen
này đã bị xoá bỏ do một số tổ chức nhân quyền tuyên bố hình ảnh con Daruma không có mắt là biểu trưng cho sự phân biệt đối xử với những người khiếm thị.

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Daruma%20%2817%29



Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Daruma%20%2831%29
Daruma cũng không quên ghé siêu thị ^^


Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Daruma%20%2830%29
và cả trong văn phòng các công ty ở Nhật ^^


Hầu như người Nhật nào cũng mua một con Daruma
cho mình, bởi ngoài việc mang lại sự giàu có cho người sở hữu nó, một
vụ mùa bội thu cho người nông dân, giúp những người mẹ sinh nở dễ dàng,
nó còn bảo vệ những đứa trẻ tránh khỏi bệnh tật nữa. Giống như ông Bụt
ấy nhỉ, giúp mọi người thực hiện tất cả các nguyện vọng. Mà này, bạn
nào học Aikido có biết câu nói “Nanakorobi yaoki, jinsei wa kore kara da” (ngã xuống 7 lần, đứng dậy 8 lần, cuộc sống bắt đầu từ bây giờ) không? Câu nói này được ẩn dụ từ hình tượng không-bao-giờ-ngã của Daruma đấy ^^

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Daruma%20%2829%29

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Daruma%20%2832%29


80% Daruma được làm ra tại thành phố Takasaki thuộc tỉnh Gunma. Những ngôi chùa Phật giáo cũng có bán những con Daruma này. Giá cả à, uhm, bình thường thì khoảng 500 yên cho một con Daruma cỡ nhỏ (cao 5cm), và 10000 yên cho Daruma
cỡ lớn (60cm), cũng hơi đắt nhỉ, nhưng mà công dụng của nó rất là nhiều
đó nha. Về màu sắc, có 4 màu cho bạn chọn, đó là đỏ (màu này phổ biến
nhất), vàng, xanh lá cây và trắng. Còn giới tính? Bạn không thích Daruma có râu sao? thế thì có Hime Daruma cho bạn đây, một nàng công chúa xinh đẹp và thật kiên cường nhé!

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Daruma%20%2816%29


Bạn thích Daruma nào? Hime Daruma hay là Daruma có râu? Chúc các bạn luôn giữ vững được tinh thần trước những khó khăn của cuộc sống nhé bởi vì, “Nanakorobi yaoki, jinsei wa kore kara da” cơ mà!!!

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Daruma%20%289%29


Chie tổng hợp
Về Đầu Trang Go down
LoveBaby Rjn
FC's Friend
LoveBaby Rjn


▌Mảnh ngọc : 657
▌Location : Balamb Garden
▌Thanks : 0
▌Registration date : 08/02/2008

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn hoá Thần học Nhật Bản   Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 EmptyTue Nov 18, 2008 1:30 am

招き猫


Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Manekineko%20%2811%29




Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Manekineko%20%283%29


Maneki Neko, nghĩa đen có nghĩa là “con mèo vẫy tay”, nghĩa bóng là “chú mèo may mắn”, hay “chú mèo đại phúc”,
là một trong những bức tượng phổ biến ở Nhật, thường được làm bằng gốm
hoặc sứ. Bức tượng tạc hình một chú mèo đuôi cộc giơ một “tay” lên,
giống như đang vẫy chào mọi người vậy. Vì thế nó thường đứng trước lối
vào các nhà hàng, cửa hiệu, quán Pachinko, thậm chí cả ngân hàng và các
công ty. Người ta tin rằng chú mèo này sẽ mang lại may mắn mà! Cụ thể
là nếu mèo vẫy tay trái thì khách hàng sẽ đến, còn vẫy tay phải
thì...tiền sẽ đến! Thế còn vẫy cả 2 tay? Tất nhiên là cả khách lẫn tiền
đều đến rồi ^^

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Manekineko%20%2818%29



Nhưng vì sao người Nhật lại nghĩ rằng Maneki Neko lại mang lại may mắn cho họ nhỉ? Tất cả bắt nguồn từ một câu chuyện...

Vào
thế kỷ 17, có một ngôi chùa xơ xác và tiêu điều ở Tokyo. Vị thầy tu ở
chùa đó rất nghèo, nghèo lắm, nhưng ông vẫn chia phần lương thực ít ỏi
của mình cho chú mèo cưng Tama của mình. Một ngày nọ, có một người giàu
có và quyền thế trên đường đi săn thì gặp bão, phải đến trú ở một cái
cây to gần ngôi chùa. Đang đứng chờ bão tan, ông chợt nhìn thấy một con
mèo giơ một chân lên vẫy ông vào chùa. Quá ngạc nhiên, ông rời bỏ chỗ
nấp và tiến về phía bên trái để nhìn cho rõ hơn con mèo kỳ lạ. Ngay lập
tức, một tia sét giáng xuống trúng ngay cái cây ông vừa đứng!

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Manekineko%20%2836%29



thế là, người đàn ông giàu có đó trở thành bạn của vị thầy tu nghèo,
ngôi chùa từ đó cũng khang trang hơn. Thầy tu và chú mèo Tama không bao
giờ bị thiếu ăn nữa. Khi Tama chết, nó được chôn cất ở nghĩa địa dành
cho loài mèo trong chùa Goutokoji với tất cả sự kính trọng và yêu
thương. Và Maneki Neko đã ra đời để tưởng nhớ tới chú mèo đó ^^

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Manekineko%20%288%29



Ngày nay, thỉnh thoảng ta cũng bắt gặp những Maneki Neko ôm một đồng tiền vàng. Đồng tiền này gọi là koban, được sử dụng từ thời Edo, mỗi một đồng có giá trị khoảng 1 ryou. Nhưng mà đồng tiền mèo Maneki cầm nó to hơn hẳn, những 10 triệu ryou cơ. Về màu sắc, không phải màu nào cũng có ý nghĩa như nhau, mỗi màu của Maneki Neko là một thông điệp khác nhau đó nhé!

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Manekineko%20%2814%29



- Maneki Neko tam thể:
tức là toàn thân màu trắng có điểm những đốm đen và khoang màu vàng,
tượng trưng cho sự cực kỳ may mắn. Chú mèo có màu này rất phổ biến.

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Manekineko%20%281%29



- Maneki Neko trắng: màu phổ biến thứ hai, tượng trưng cho sự trong sạch, thuần khiết.

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Manekineko%20%2835%29


- Maneki Neko đen: chú mèo này thường được giới nữ sử dụng, dùng nó có thể tránh được những thứ xấu xa.

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Manekineko%20%2815%29



- Maneki Neko hồng (có ai nhìn thấy chú mèo nào có màu hồng chưa nhỉ?): Màu
này mới được phổ biến thôi, dùng để...gọi tình yêu đến với mình! Chú
này chắc chắn được dành cho giới trẻ và những người đang ...cô đơn ^^


- Maneki Neko đỏ (hết hồng lại đến đỏ, chú mèo này sặc sỡ quá >”<): đây là màu mang tính chất bảo vệ, giúp người ta tránh được ma quỷ và bệnh tật.

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Manekineko%20%2823%29



- Cuối cùng là Maneki Neko vàng: màu này tượng trưng cho sự giàu sang, nên chú mèo có màu này được dùng để...gọi tiền của đến với mình!
Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Manekineko%20%2810%29




Đọc xong bài này chắc hẳn ai cũng muốn có một chú mèo Maneki Neko
bên mình để mang lại may mắn rồi ha? Nhưng mà mèo bằng gốm, sứ Made in
Japan thì đắt lắm, mèo bằng vàng hay ngọc quý còn khủng khiếp
hơn>”< Thôi thì, chờ khi nào mình giàu rồi mua mấy chú đó sau
nhỉ. Bắt đầu “kêu gọi tiền đến” bằng những chú mèo làm từ nhựa, gỗ hoặc
ghé thử qua các cửa hiệu đồng giá của Nhật tại Việt Nam đem về những
chú mèo may mắn nhỏ xinh bằng gốm cũng được mà phải không nào?

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Manekineko%20%2813%29

Chie
Về Đầu Trang Go down
LoveBaby Rjn
FC's Friend
LoveBaby Rjn


▌Mảnh ngọc : 657
▌Location : Balamb Garden
▌Thanks : 0
▌Registration date : 08/02/2008

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn hoá Thần học Nhật Bản   Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 EmptyWed Nov 26, 2008 1:51 am

伊勢神宮




Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Ise00%20%281%29


Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Ise00%20%282%29

Mitarashi

Thần cung Ise (Ise-jingū 伊勢神宮)
là một quần thể đền thờ được xây dựng giữa khu rừng thiêng bao phủ gần
1/3 diện tích Ise, gần sông Isuzu ở chân núi Kamiji và Shimaji tỉnh
Mie, phía nam Honshu Nhật Bản. Thần cung Ise gồm hai khu đền chính: Naikū (内宮) và Gekū(外宮).
Geku hay Toyoukedaijingu, nơi thờ nữ thần ngũ cốc Toyouke Omikami, được
xây dựng vào khoảng năm 478 gần trung tâm Ise, khoảng 5’ đi bộ từ ga
Ise-shi ngày nay. Nếu có dịp đến thăm Thần cung, bạn phải đi theo thứ
tự từ Geku đến Naiku, nhưng các du khách thường được khuyên là nếu
không có đủ thời gian thì nên ghé vào Naiku. Vậy Naiku có gì mà đặc
biệt đến thế?


Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Ise00%20%283%29
Geku

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Ise00%20%284%29



tên gọi chính thức là Kotai Jingu, Naiku là khu điện thờ hoàng gia
chuyên thực hiện các nghi lễ thờ phụng Thiên Chiếu Đại Thần Amaterasu
Omikami, vị nữ thần được cho là thuỷ tổ của hoàng gia Nhật. Tương
truyền, khu đền này được dựng lên từ thời thiên hoàng Suinin gần 2000
năm trước, khi công chúa Yamato-hime đi tìm nơi cất giữ chiếc gương
Yata no kagami trong truyền thuyết. Khi công chúa đến Ise, người nghe
được tiếng nói của Amaterasu chọn nơi này làm nơi dừng chân. Naiku được
dựng lên ngay tại đó.


Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Ise00%20%285%29
cầu Uji

Vượt
qua cầu Uji bắc ngang sông Isuzu, và đi qua hai cổng torii ở hai đầu
cầu, du khách sẽ trải qua cảm giác được thanh tẩy khi bước chân vào khu
rừng thiêng của Ise với những cây thông liễu. Quần thể đền thờ của
Naiku và Geku nằm trong 90 ha rừng không hề bị khai phá từ thời cổ.
Phần còn lại của rừng được dùng lấy gỗ xây đền vào lễ Shikinen Sengu.


Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Ise00%20%286%29


Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Ise00%20%287%29

Chinchi-sai

Theo phong tục, Naiku và Geku được xây dựng lại mỗi 20 năm một lần vào một dịp lễ gọi là Shikinen Sengu.
Mỗi lần xây kéo dài 8 năm với rất nhiều lễ nghi đi kèm. Theo đó, kiến
trúc ngôi đền tuy được giữ nguyên vẹn như ban đầu, nhưng những ngôi đền
sau khi dựng lại không được coi là những bản sao mà là những ngôi đền
được tái tạo lại. Nó thể hiện quan điểm của đạo Shinto về sự sống và
cái chết, sự tái sinh.Vì lẽ đó, bên cạnh mỗi ngôi đền đều chừa ra một
khoảng đất trống dành cho lần xây dựng tiếp theo. Khu bỏ trống từ vị
trí đền cũ đập đi gọi là kodenchi được rải đầy đá cuội
trắng. Kiến trúc duy nhất trên khu đất trống không được chạm tới trong
20 năm này là một túp lều nhỏ có chứa một cột gỗ chính gọi là shin no mihashira, đánh dấu vị trí ngôi đền sẽ xây dựng 20 năm sau. Shin no mihashira
được cho là tượng trưng cho một nhánh sakaki, loài cây linh thiêng của
đạo Shinto, mọc thẳng lên từ lòng đất. Lần xây tới vào năm 2013 sẽ là
lần xây lại thứ 62 của đền.


Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Ise00%20%288%29
Kozukuri-hajime-sai

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Ise00%20%289%29

Naiku
và Geku nằm cách nhau vài kilomet ở chân những quả đồi. Không như đa số
các đền thờ Shinto khác, quần thể đền ở Ise được xây dựng hoàn toàn
theo phong cách kiến trúc Nhật Bản shimmei-zukuri, không hề chịu bất kỳ ảnh hưởng nào của kiến trúc Trung Hoa. Những ngôi đền nổi bật lên chính bởi sự đơn giản của chúng.


Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Ise00%20%2810%29

Naiku kagura den

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Ise00%20%2811%29

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Ise00%20%2812%29


Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Ise00%20%2813%29

Dadaikagura


Các
lễ hội Nhật Bản là một dịp rất nhộn nhịp khi mikoshi và dashi, những
đoàn xe đưa rước thần thánh được đưa qua các khu dân cư. Tuy nhiên, vẫn
có sự khác biệt trong những nghi lễ ở Jingu bởi chính sự đơn giản và
trang nghiêm của nơi này. Có hai loại lễ nghi chính: Koreisai và
Rinjisai. Koreisai là những lễ nghi hàng năm được cử hành vào địa điểm
và ngày giờ cố định. Rinjisai chỉ được thực hiện khi có một sự kiện đặc
biệt xảy ra. Nhưng vì là một nơi linh thiêng nên toàn bộ khu vực điện
chính ở sâu phía trong, nơi diễn ra các nghi lễ, không mở cửa cho khách
tham quan.


Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Ise00%20%2814%29

Haraedo, nơi thực hiện nghi lễ cuối cùng trước khi tiến hành Higoto-asayu-no-omike-sai

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Ise00%20%2815%29

Imibi, ngọn lửa dùng trong các nghi lễ ở Jingu, được tạo ra theo các truyền thống


Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Ise00%20%2816%29

Nước thánh được lấy từ giếng ở Kamino-mii Jinja


một sự liên kết đặc biệt giữa hoàng gia Nhật và Thần cung ở Ise. Vào
thời cố, các công chúa chưa kết hôn sẽ đến sống trong Jingu, trở thành
miko phục vụ Amaterasu Omikami thay mặt thiên hoàng. Ngày nay, phong
tục này vẫn tiếp diễn, quy định Saishu _ miko của Amaterasu _ bắt buộc
phải là một thành viên hoàng tộc. Các nghi lễ sẽ được thực hiện bởi
Saishu và các thần quan khác, bao gồm cả Daiguji.

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Ise00%20%2817%29

Saishu múa Yamatomai trong lễ Okagura

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Ise00%20%2818%29
Ninchomai

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Ise00%20%2819%29


Ngày
nay, trong các dịp lễ trọng đại, bạn vẫn có thể thấy hình ảnh thiên
hoàng cầu nguyện với Amaterasu Omikami cho sự thịnh vượng của quốc gia
cũng như hoà bình cho người dân.

Quỳnh Anh
Về Đầu Trang Go down
phapsucau
Moderators
Moderators
phapsucau


Nam ▌Mảnh ngọc : 849
▌Age : 31
▌Thanks : 22
▌Registration date : 28/10/2007

Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn hoá Thần học Nhật Bản   Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 EmptyFri Nov 28, 2008 3:34 am

kiến trúc đẹp ko còn gì để nói.
Gia phong có nhiều cái rắc rối nhưng vẫn hay và rất phong phú
Chết thật số 4 là số đen vậy mà mình sinh thàng 4 là die rồi T__T
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: Văn hoá Thần học Nhật Bản   Văn hoá Thần học Nhật Bản - Page 2 Empty

Về Đầu Trang Go down
 

Văn hoá Thần học Nhật Bản

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 2 trong tổng số 2 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
( ¯`·.º-:¦:- Vietnamese Kikyou Fan Community -:¦:-º.·´¯) :: Giao lưu :: Chợ phiên-
Free forum | Nghệ thuật | Mangas | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất