( ¯`·.º-:¦:- Vietnamese Kikyou Fan Community -:¦:-º.·´¯)
Welcome To Vietnamese Kikyou Fan Community

[Review-Preview] Cơn bão giá trong xuất bản truyện tranh tại Việt Nam Logo-KikFC
( ¯`·.º-:¦:- Vietnamese Kikyou Fan Community -:¦:-º.·´¯)
Welcome To Vietnamese Kikyou Fan Community

[Review-Preview] Cơn bão giá trong xuất bản truyện tranh tại Việt Nam Logo-KikFC
( ¯`·.º-:¦:- Vietnamese Kikyou Fan Community -:¦:-º.·´¯)
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhTrang Chính  HomeHome  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

Share | 
 

 [Review-Preview] Cơn bão giá trong xuất bản truyện tranh tại Việt Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
LoveBaby Rjn
FC's Friend
LoveBaby Rjn


▌Mảnh ngọc : 657
▌Location : Balamb Garden
▌Thanks : 0
▌Registration date : 08/02/2008

[Review-Preview] Cơn bão giá trong xuất bản truyện tranh tại Việt Nam Vide
Bài gửiTiêu đề: [Review-Preview] Cơn bão giá trong xuất bản truyện tranh tại Việt Nam   [Review-Preview] Cơn bão giá trong xuất bản truyện tranh tại Việt Nam EmptyTue Nov 18, 2008 3:04 am

Hàng ngày hàng giờ, giá truyện tranh tăng một cách chóng mặt, và bạn chỉ còn biết kêu Trời!


Phần 1: Nhìn lại mặt bằng giá truyện tranh xuất bản tại Việt Nam


Bạn là học sinh và nghĩ rằng chuyện vật giá ngày càng đắt đỏ chỉ là
chuyện của… bố mẹ lo? Xin mời bạn check lại cuốn truyện tranh mới mua
sáng nay, lật đằng sau để xem lại giá của nó nhé: Bạn đã rơi vào một
loại bão rồi đấy, bão giá trong ngành xuất bản truyện tranh tại Việt
Nam!

Cái nhìn toàn cảnh

Hãy nhớ lại những
tháng ngày tươi đẹp khi truyện tranh xuất bản tại Việt Nam với cái giá
gần như cho không, từ 2.000-3.000/q vào những năm 90-98. Vào thời điểm
đó, chất liệu giấy và cả công tác dịch thuật, in ấn đều chưa được đầu
tư nhiều, truyện tranh chưa đa dạng nhưng chủ yếu là các đầu truyện
thuộc hàng kinh điển (Doraemon, Dragon Ballz…) và dĩ nhiên là không có bản quyền.

[Review-Preview] Cơn bão giá trong xuất bản truyện tranh tại Việt Nam Truyen%20thoi%203000
Những quyển truyện cũ từ thời 1998

Sau đó giá truyện tranh bắt đầu tăng nhẹ, đạt mức 4500-5000/q vào thời
tiền Công ước Berne (từ những năm cuối thập niên 90 thuộc thế kỷ 20 tới
trước 2004). Thời này độc giả đã bắt đầu biết thưởng thức (tuy chưa kén
chọn nhiều), đầu truyện và thể loại phong phú hơn, các cửa hàng thuê
truyện tấp nập người ra kẻ vào, các “thượng đế nhí” vẫn rủng rỉnh túi
tiền tiêu vặt cho sở thích của mình.

[Review-Preview] Cơn bão giá trong xuất bản truyện tranh tại Việt Nam Truyen%20thoi%205000

Kenshin cũ, xuất bản năm 2002, giá 5000


Thế nhưng đến sau Công ước Berne (áp dụng tại Việt Nam từ 26/10/2008),
mọi chuyện đã đổi khác. Chiến thuật 7.500-8.500/q được áp dụng và những
lời kêu ca từ dân mê truyện bắt đầu xuất hiện. Một topic về chủ đề “Bạn chi tiêu ra sao cho manga?”
tại ACC trong năm 2006 đã nhận được câu trả lời từ một mọt truyện “Ít
nhất là 200k, còn có thời điểm lên tới 500k!”. (Gần bằng tiền học thêm
vào thời điểm đó của một số mọt!!!)

Dĩ nhiên câu chuyện về giá
truyện tranh không dừng lại ở đó. Vào thời điểm này, họa hoằn lắm mới
tìm được một quyển truyện tranh giá 8.500. (có lẽ là sót lại từ đợt in
của vài tháng trước đó, đến bây giờ mới tiêu thụ?). Năm 2007 đón chào
sự ra mắt của một loạt các Công ty xuất bản truyện tranh tư nhân: Công
ty chuyên làm sách có bản quyền có, công ty chuyên làm sách… không bản
quyền cũng có. Giá cả các cuốn truyện bắt đầu leo thang từ đây.

Một công ty với slogan “100% Bản quyền”
và xu hướng bán manga với giá không dưới… 13.500 xuất hiện và dần tạo
chỗ đứng trong thị trường truyện tranh tại Việt Nam, có phong cách dịch
thuật và biên tập, in ấn rất riêng đã tạo sức ép không nhỏ tới các đơn
vị thực hiện xuất bản khác. Và kết quả là, giá truyện tranh không ngừng
vọt cao, ở cái ngưỡng “Không có gì là khó tưởng tượng!”. Dẫn chứng sinh
động cho chuyện “Không có gì là khó tưởng tượng” này là cái giá trên
trời cho một tập manhwa do một công ty tư nhân ấn hành. Ấn bản đẹp, khổ
lớn, in số lượng ít, và giá… 38.000VND/quyển. Đó là tin sốc vào thời
điểm đầu năm 2008. Còn hiện tại?

[Review-Preview] Cơn bão giá trong xuất bản truyện tranh tại Việt Nam Tinh-yeu-va-cam-do-1
Bìa cuốn truyện gây sốc vào thời điểm đầu năm 2008


Vậy là chỉ trong vòng 1 năm từ thời điểm cuối 2007 tới cuối 2008, độc
giả truyện tranh chứng kiến sự nhảy vọt của giá cả. Từ 8.500, tiến dần
tới 10.000, rồi 11.000, 12.500, 13.500… Giá của truyện không bản quyền
tiến dần với giá của truyện có bản quyền, những cái mác 100%, 99,7%
(?!) bản quyền hay dấu mã vạch trong bìa sau của truyện vô hình chung
đã tạo nên cảm giác “truyện bây giờ làm gì còn giá rẻ nữa đâu!”


[Review-Preview] Cơn bão giá trong xuất bản truyện tranh tại Việt Nam So%20sanh%20bq%20-%20bq%2006-08
2 quyển truyện có bản quyền do NXB Trẻ phát hành,
một vào năm 2006 (giá 7.500) và một năm 2008 (giá 13.000)
Số trang, chất liệu giấy và in ấn như nhau


Độc giả truyện tranh tinh ý sẽ nhận ra điều này từ sớm, còn với những
ai dù có vô tâm đến mấy, chắc chắn rằng khi phải tiết kiệm nhiều thứ
hơn để dành cho sở thích đọc truyện cũng đã thấm thía thực tế trên. Dĩ
nhiên có sự thay đổi chóng mặt về giá có nguyên nhân sâu xa từ các biến
động khác về kinh tế, như tỷ lệ lạm phát tăng cao trong thời gian gần
đây, khủng hoảng tài chính toàn cầu… Thế nhưng không thể phủ nhận rằng
chính sự quản lý lỏng lẻo về mặt xác định giá bán và giá mua giữa nhà
cung cấp (các NXB) đến tay người tiêu dùng (độc giả) đã dẫn tới tình
trạng trên. Người bán mặc sức định giá, người mua cứ thế chịu đựng, dẫn
đến việc sức mua giảm, truyện tranh tràn lan không chất lượng, chỉ xuất
bản cốt sao để câu khách, thậm chí chỉ cần hàng thuê truyện lấy truyện
cho khách đọc thôi cũng xong.

Cận cảnh hơn về cơn bão giá truyện tranh trong thời gian gần đây

Câu hỏi được đặt ra là: “Ai chịu trách nhiệm quản lý việc định giá bán truyện tranh tại Việt Nam?”. Thực tế trả lời: “Không ai cả”. Chính vì thế mà người viết bài này mạo muội làm những phép so sánh nhỏ để thấy sự tự do trong thị trường xuất bản này:

So sánh 1: Giá bản quyền vs giá không bản quyền

[Review-Preview] Cơn bão giá trong xuất bản truyện tranh tại Việt Nam So%20sanh%20bq%20-%20ko%20bq%201

Truyện không bản quyền mỏng hơn hẳn, thường số trang dao động trong
khoảng 150 – 162 (đã bao gồm rất nhiều trang quảng cáo truyện khác);
trong khi truyện có bản quyền thường dao động trong khoảng 180 – 182
trang (không có quảng cáo).

[Review-Preview] Cơn bão giá trong xuất bản truyện tranh tại Việt Nam So%20sanh%20bq%20-%20ko%20bq%202
Nhìn gáy sách để thấy sự khác biệt


[Review-Preview] Cơn bão giá trong xuất bản truyện tranh tại Việt Nam Bq%20vs%20ko%20bq

Và nhìn bìa sau sách để thấy sự… không khác biệt là mấy.
Truyện không bản quyền giá 12.000 vs truyện có bản quyền giá 13.000

Vậy là cuốn truyện có bản quyền đem lên bàn cân hóa ra cũng chỉ nhỉnh
hơn truyện không bản quyền chút xíu về giá. In ấn tốt, dịch thuật tốt,
phát hành đều đặn, giấy cũng dày và chất lượng hơn, nhưng giá thì chỉ
chênh đúng 1.000VND. Chẳng trách sao các NXB uy tín đang kêu trời vì
mất sức cạnh tranh.

Và những cặp so sánh khác trong cùng một bình diện:

So sánh 2: Giá bản quyền vs giá bản quyền

[Review-Preview] Cơn bão giá trong xuất bản truyện tranh tại Việt Nam Bq1

Một cuốn truyện có bản quyền do NXB Trẻ (bên trái) giá 14.000 và TVM
Comics phát hành (bên phải) giá 16.500. Cả 2 đều là sách đọc theo kiểu
Nhật (R2L), giấy trắng, in ấn tốt và dịch thuật tương đối. Cuốn sách
của TVM Comics có khổ nhỉnh hơn một chút, có lẽ là vì lí do này mà giá
cũng nhỉnh hơn một chút chăng?

Giờ thì đến truyện của cùng một “lò”. Ai hơn ai và H2
đều do NXB Trẻ phát hành. Trong cùng một thời điểm (tháng 10/2008), Ai
hơn ai trở thành cuốn truyện “họa hoằn lắm mới thấy” với giá 8500, còn
H2 là 11.500. Cả 2 cuốn đều có cùng chất lượng in ấn, H2 đọc theo kiểu
Nhật, và có lẽ tiền bản quyền đắt hơn Ai hơn ai (manhwa) nên giá nhỉnh
hơn chăng?

[Review-Preview] Cơn bão giá trong xuất bản truyện tranh tại Việt Nam Bq2

Nhìn qua nhìn lại, vẫn thấy những NXB uy tín như Kim Đồng hay Trẻ dù có
tăng giá bao nhiêu những độc giả trung thành cũng vẫn mua vì so với mặt
bằng chung, giá cả / chất lượng truyện tốt hơn hẳn những NXB khác.

So sánh 3: Giá không bản quyền vs giá không bản quyền

[Review-Preview] Cơn bão giá trong xuất bản truyện tranh tại Việt Nam So%20sanh%20ko%20bq%20-%20ko%20bq%201

Cả 2 đều là truyện không bản quyền. Bên trái do NXB Đà nẵng ấn hành,
giấy trắng nhưng mỏng, in bị dính dầu nên 2 mặt của trang bị đè lên
nhau, gây khó khăn cho người đọc có bệnh về mắt. Bên phải là truyện của
NXB Thanh Hóa ấn hành, giấy đen nhưng dày hơn, in tốt hơn nhưng dịch
thuật lại chưa được kỹ. Số trang của truyện Zetman (bên phải) nhiều hơn
truyện Hoa và Bướm (bên trái) gần 20 trang, không kèm quảng cáo.

[Review-Preview] Cơn bão giá trong xuất bản truyện tranh tại Việt Nam So%20sanh%20ko%20bq%20-%20ko%20bq%202

Và kết quả về giá: truyện mỏng hơn giá cao hơn truyện dày hơn 2.000VND.
Thời điểm phát hành: Cùng 1 lúc! Liệu có sự giải thích nào cho sự chênh
lệch này ngoài lí do tự do quá độ đã dẫn tới việc “mạnh ai nấy đi”?

So sánh 3*: Thêm một ví dụ nữa về việc tự do làm giá cho sách không có bản quyền


[Review-Preview] Cơn bão giá trong xuất bản truyện tranh tại Việt Nam Lam%20gia%201


Truyện ngang nhiên được dán đè giá mới lên trên, có lẽ vì sách đã ấn
bản từ tháng trước, đến tháng này đơn vị thực hiện thấy cần nâng ngay
lên mức giá mới?

[Review-Preview] Cơn bão giá trong xuất bản truyện tranh tại Việt Nam Lam%20gia%202
Và đây là giá cũ ban đầu của cuốn truyện.

[Review-Preview] Cơn bão giá trong xuất bản truyện tranh tại Việt Nam Lam-gia-complete

3 tập đầu của bộ truyện Let dai do NXB Đồng Nai thực hiện, phần giá
được tô trắng. Tập 1, 2 giá 11.000; nhưng tập 3 giá đã là 12.000; đi
kèm mã vạch, “mốt” thời thượng hiện nay của các NXB.

Những ví
dụ trên chỉ là những minh chứng rất nhỏ trong vô vàn những biểu hiện
của sự leo thang giá cả truyện tranh trong thời gian gần đây. Vấn đề
hiện tại có lẽ không phải phụ thuộc vào độc giả nữa, mà dành cho chính
các NXB trả lời cho quyết định của mình.

Động thái nào từ phía các nhà xuất bản?







Về Đầu Trang Go down
LoveBaby Rjn
FC's Friend
LoveBaby Rjn


▌Mảnh ngọc : 657
▌Location : Balamb Garden
▌Thanks : 0
▌Registration date : 08/02/2008

[Review-Preview] Cơn bão giá trong xuất bản truyện tranh tại Việt Nam Vide
Bài gửiTiêu đề: Re: [Review-Preview] Cơn bão giá trong xuất bản truyện tranh tại Việt Nam   [Review-Preview] Cơn bão giá trong xuất bản truyện tranh tại Việt Nam EmptyTue Nov 18, 2008 3:04 am

Phần 2: Những hệ quả của cơn bão giá và động thái từ các NXB


1. Những hệ quả

Những cơn bão giá và tình trạng lạm phát sẽ luôn có ảnh hưởng tới người tiêu dùng, và dĩ nhiên, chủ yếu là ảnh hưởng tiêu cực.

Với người tiêu dùng trực tiếp

Truyện tranh xuất bản tràn lan và giá cả cao ngất ngưởng những tưởng có
thể đem lại một sự đa dạng hóa nào đó trong chất lượng cũng như thể
loại thưởng thức cho người đọc, thế nhưng thực tế đã chứng minh điều
ngược lại.

Đa dạng thể loại chẳng thấy đâu, chỉ thấy bắt gặp
thường xuyên nhất là 2 thể loại: một kiểu shoujo mà độ sến đã chảy
thành sông, và kiểu truyện tranh võ hiệp xuất xứ từ Trung Quốc, mỗi
tuần phát hành có đến cả gần chục cuốn. Cả 2 loại đều là những thảm họa
về dịch thuật và in ấn: tên nhân vật không những không đúng nguyên tác
mà còn bị thay đổi chóng mặt chỉ trong một tập truyện; bôi xóa không
thương tiếc, in ngược đầu, in lặp (có khi lặp đến nửa cuốn truyện), in
sót trang (trang trắng)… trong khi lật bìa sách ra thì cái giá phải trả
không bao giờ dưới “ngưỡng” 10.000 – cái ngưỡng của các truyện xuất bản
có bản quyền của các NXB uy tín khác.

Ngay đến những bộ truyện
được đánh giá tốt về nội dung và khâu dịch thuật, biên tập cũng không
thoát khỏi số phận “treo đầu dê bán thịt chó”. Một bộ truyện được quảng
cáo là sách tâm lý học đường gối đầu giường, hay nhất trong sự nghiệp
của một mangaka; thế nhưng đáp lại sự mong mỏi của độc giả lại là những
trang truyện in ấn tệ tới mức mực in nhòe hết ra tay và phải căng mắt
ra để “thưởng thức” (vì các nét cứ như muốn nhập hết vào nhau!).

[Review-Preview] Cơn bão giá trong xuất bản truyện tranh tại Việt Nam Ko%20bq1


[Review-Preview] Cơn bão giá trong xuất bản truyện tranh tại Việt Nam Ko%20bq3


Một ví dụ khác về chất lượng dịch vụ mà những cuốn truyện tranh “giá
cao” thể hiện trong thời gian gần đây. Thấy con mình xem sách khó đọc
thế này, liệu có bố mẹ nào còn muốn con đọc truyện tranh?

Với hệ thống cửa hàng cho thuê truyện

Không thể không nhắc đến một “nạn nhân” trực tiếp khác trong cơn bão
giá truyện tranh xuất bản tại thời điểm này. Đó chính là các cửa hàng
thuê truyện, nơi mà một ngày, một tuần lưu lượng truyện tranh ra vào
được tính đến con số hàng chục, hàng trăm. Và dĩ nhiên cũng là nơi “bám
víu” cuối cùng của các con mọt truyện!

Tại một cửa hàng cho thuê truyện tại Hà Đông, chị Hằng – chủ hàng – tâm sự rất thật: “Hồi
đầu chị kinh doanh cửa hàng vì vốn bỏ ra ít; thường một tuần nhập
truyện chỉ mất vài trăm, vốn quay vòng nhanh vì người đọc đến đông. Đến
trước đây chỉ một năm, tình hình đã bết bát đi nhiều. Có tuần chị phải
trả hơn 1 triệu tiền truyện, trong khi tiền thu về chỉ được hơn 1 nửa
số đó! Bây giờ thì càng lúc càng tệ, chị phải trả lại rất nhiều truyện
cho đại lý, không thể mạo hiểm nhập về tất cả được.” Khi được hỏi về
“Cách nào để biết truyện không chất lượng mà trả lại cho đại lý?”, chị
cười: “Có 2 dạng: 1 là truyện đã xuất bản từ trước giờ phát hành lại,
chị thường không nhập mà đem bộ cũ ra “trưng” lại. Dạng thứ 2 là chị
xem bìa sách rồi đoán thôi. Truyện nào nét vẽ không thuộc tuýp ưa thích
của khách hàng thì phải trả lại.”


[Review-Preview] Cơn bão giá trong xuất bản truyện tranh tại Việt Nam Hang%20thue%20truyen
Cửa hàng cho thuê truyện của chị Hằng tại bờ sông Nhuệ - Hà Đông


Chị cũng chia sẻ về tỉ lệ rủi ro trong cách làm này: “Đôi khi có khách
đến hỏi một bộ truyện mình nghe tên quen quen mà lại thấy không có
trong cửa hàng. Hóa ra là truyện đã từng nhập về nhưng trả lại đại lý.
Vì truyện bây giờ quyển nào cũng bọc giấy bóng kính, nhiều khi chỉ nhìn
qua cái bìa thì chưa chính xác. Thế là lại mất một ít khách cho những
truyện kiểu đó nữa.” Được biết tỉ lệ trả lại truyện cho các đại lý
truyện tranh là khá cao, hầu như bây giờ có 10 cửa hàng thì 9 cửa hàng
áp dụng cách làm này.

Không chỉ mất khách vì chuyện không có
đúng truyện theo sở thích, nhiều cửa hàng còn phải chấp nhận đẩy giá
cho thuê truyện vì cộng thêm những phụ phí khác (tiền thuê cửa hàng,
điện, quạt, xe cộ cho khách…) dẫn đến tỉ lệ khách hàng đến ngày càng ít
đi; hoặc chấp nhận lỗ ban đầu để có khách quen đặng thu hồi vốn về sau.
Những cửa hàng lâm vào tình trạng này thường tồn tại không lâu dài, có
những cửa hàng thậm chí chỉ mở cửa được vài tháng rồi đành phải dẹp
tiệm, để rồi sau đó các topic truyện tranh thanh lý trong các diễn đàn
cứ thế mọc lên như nấm.

Với ngành xuất bản truyện tranh trong nước

Từ những hậu quả tiêu cực của cơn bão giá và chất lượng thảm hại của
truyện tranh trong thời gian gần đây, ngành xuất bản trong nước cũng
lao đao không kém. Đứng trước sức ép về giá từ các NXB chuyên xuất bản
truyện không bản quyền như Đồng Nai, Đà Nẵng, Thanh Hóa… các NXB uy tín
lần lượt có những điều chỉnh về giá, tuân thủ nguyên tắc “Giá nào của
nấy”. Nghĩa là phải bỏ vốn nhiều hơn về tiền mua bản quyền, đàm phán
với đối tác nước ngoài; về in ấn, chất liệu giấy, dịch thuật và biên
tập, nhưng vẫn phải giữ mức giá ngang bằng hoặc chỉ nhỉnh hơn chút ít
so với truyện không bản quyền. Quốc, nhân viên TVM Comics, một công ty
phát hành sách tư nhân đang chiếm nhiều tình cảm của độc giả thời gian
gần đây, đã từng cảm thán một câu với người viết bài trong chuyến công
tác ra Hà Nội trong năm 2008: “Phải chấp nhận lỗ mới làm được truyện tranh tại Việt Nam!”

Nhu cầu đọc truyện tranh xuất bản trong nước ngày càng giảm, vì độc giả
biết đọc gì đây khi giá cả ngày một leo thang còn các ấn phẩm chất
lượng ngày càng ít đi? Đến lượt độc giả có thái độ thờ ơ trở lại với
niềm yêu thích của họ. Đối với những người vì sở thích của mình mà
không nỡ đọc truyện kém chất lượng, họ chấp nhận đặt hàng qua các hệ
thống bán lẻ, phát hành của nước ngoài (thường là Mỹ) để có truyện đáp
ứng nhu cầu của mình. Dù có phải tiết kiệm đến mức nào đi chăng nữa,
những con mọt này cũng sẵn sàng vứt bỏ truyện tranh trong nước để tìm
đến các NXB nước ngoài. Như vậy là sức mua vẫn có, tuy ít. Thế nhưng
truyện tranh xuất bản trong nước mất điểm ngay trên sân nhà trong sự
phớt lờ mọi suy nghĩ và nhu cầu tối thiểu nhất của độc giả từ phía các
NXB, đem con bỏ chợ để mặc sự tình ra sao thì ra.

2. Và động thái từ các NXB


[Review-Preview] Cơn bão giá trong xuất bản truyện tranh tại Việt Nam Dong%20thai%20NXB

Đây là ảnh chụp trang Thư ngỏ đính đầu truyện của Nhà sách Vàng Anh,
một cơ sở tư nhân làm sách trong TPHCM, trong tháng 9/2008. Trong bối
cảnh giá truyện tăng giảm thất thường chẳng khác nào chỉ số chứng khoán
(!), chỉ riêng NXB này có “đôi lời” gửi tới độc giả, thể hiện sự quan
tâm và chia sẻ từ phía những người làm sách. Trao đổi với cô Nguyễn
Việt Tiến, Giám đốc Nhà sách Vàng Anh, mới biết các nhà sách tư nhân đã
cố gắng thế nào để lèo lái tới bờ bên kia của con thuyền chở sách trong
cơn bão giá! “Nhiều khi sách in ra, phân phối tới các nhà sách và
cửa hàng mướn truyện, bị người ta trả lại trong tình trạng te tua hết,
lúc đó chỉ còn biết tự động viên mọi người trong công ty cố gắng hơn
nữa để được người ta nhìn nhận, thế nên mới sinh ra chuyện bọc giấy
bóng kính lại để truyện dù có bị trả lại cũng vẫn trong tình trạng tốt,”
cô chia sẻ.

Kết

Mọi vấn đề đều có 2 mặt của nó: Có cầu thì mới có cung (để lí giải cho
việc vì sao shoujo tình cảm sến và truyện võ hiệp tràn lan); và do
những nguyên nhân khách quan (biến động giá cả, nguyên liệu giấy, in
ấn…) lẫn chủ quan (sự lỏng lẻo trong việc quản lý của các cơ quan cấp
phép xuất bản) mà các NXB tư nhân không thể bán truyện với giá thấp hơn
được nữa (vì bản thân họ cũng phải cạnh tranh). Vẫn biết mọi “trục
trặc” không thể quy cho một phía, nhưng không thể vì thế mà quên đi
việc lắng nghe và phản hồi ý kiến của độc giả. Với cơ chế làm giá như
xua đuổi khách hàng thế này, cứ tưởng tượng đến lúc muốn phát triển các
dự án truyện tranh Việt Nam thì sẽ chẳng còn ai đọc truyện tranh xuất
bản trong nước nữa, lúc đó bài toán sẽ quay ngược trả về cho chính bản
thân các NXB, thì thật khôi hài lắm thay!

Quintaro
Về Đầu Trang Go down
 

[Review-Preview] Cơn bão giá trong xuất bản truyện tranh tại Việt Nam

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
( ¯`·.º-:¦:- Vietnamese Kikyou Fan Community -:¦:-º.·´¯) :: Manga World :: Manga/Comic :: Truyện tranh Việt Nam-
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất